Nguyên nhân đi ngoài ra máu thường là táo bón, người bệnh phải rặn khi đi đại tiện, cảm giác đau rát kèm theo máu tươi lẫn với phân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh hậu môn trực tràng như bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn…
Chuyên gia phòng khám Thái Hà xin cảnh báo đến bạn top 6 nguyên nhân đại tiện ra máu mà người bệnh cần quan tâm dưới đây:
Top 6 nguyên nhân đi cầu ra máu bao gồm:
- Đi ngoài ra máu có thể là đi ngoài ra máu tươi hoặc đi ngoài ra máu phân đen, máu lẫn hoặc không lẫn với phân, thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu.
- Căn cứ vào màu sắc và tính chất máu chảy mà có thể chẩn đoán nguyên nhân đi đại tiện ra máu khác nhau.
- Trường hợp đi ngoài ra máu phân đen thì đoạn chảy máu là đoạn trên đường tiêu hóa, từ thực quản xuống ruột non.
- Trường hợp đi ngoài ra máu đỏ tươi thì đoạn chảy máu là đoạn dưới đường tiêu hóa, đại tràng và trực tràng.
1. Bệnh trĩ
Máu màu đỏ tươi, dính vào phân hoặc nhỏ từng giọt khi đi cầu. Mức độ bệnh trĩ nặng, máu có thể phun thành tia như cắt tiết gà.
Nếu nguyên nhân đi cầu ra máu là do bệnh trĩ, bệnh nhân xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như bị lòi búi trĩ, cảm giác ngứa ngáy hậu môn và khó khăn khi đại tiện.
2. Táo bón, kiết lị
Táo bón là nguyên nhân đi cầu ra máu hàng đầu. Táo bón là tình trạng phân cứng, chúng di chuyển chậm chạp trong ống hậu môn và gây tổn thương cho lớp niêm mạc hậu môn, dẫn đến chảy máu. Táo bón cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn.
Kiết lị là tình trạng bệnh nhân đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra máu có lẫn với phân, kèm theo cảm giác đau bụng và đau hậu môn.
3. Nứt kẽ hậu môn
Tình trạng ống hậu môn của bệnh nhân xuất hiện các vết nứt, thường do bệnh nhân phải rặn phân cứng dẫn đến.
Nứt kẽ hậu môn là một trong những nguyên nhân đại tiện ra máu thường gặp. Bệnh nhân đi ngoài có cảm giác như dao cứa khi phân đi qua ống hậu môn, máu ra ít, thấm vào giây vệ sinh khi đi cầu.
4. Đi ngoài ra máu do ung thư đại, trực tràng
Nếu bệnh nhân đi cầu ra máu kèm với tình trạng đại tiện nhiều lần, phân lúc rắn lúc rỏng, có lẫn với chất nhầy… thăm khám đại trực tràng thấy xuất hiện khối u, cơ thể mệt mỏi, xuống sức… thì có thể là do ung thư đại trực tràng. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi.
5. Polyp đại trực tràng
Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các cuống polyp di chuyển lên xuống trong lòng đại trực tràng. Bản chất của polyp đại trực tràng không phải là khối u mà do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.
Triệu chứng điển hình của polyp đại trực tràng là đau bụng, đi cầu ra máu, nôn và buồn nôn… thăm khám đại trực tràng thấy xuất hiện các cuống polyp.
Bệnh nhân bị polyp đại trực tràng sẽ có nguy cơ ung thư rất cao, cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
6. Các nguyên nhân đi cầu ra máu khác
- Tình trạng dị ứng: Bệnh nhân bị xung huyết niêm mạc trực tràng, đi ngoài ra máu đỏ tươi.
- Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa… cũng gây đi ngoài ra máu phân đen với mùi đặc trưng.
Phòng tránh đi ngoài ra máu hiệu quả
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều chất xơ, ăn ít đồ ăn cay, uống nhiều nước, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa…
- Thói quen vệ sinh: Đại tiện hàng ngày vào một thời điểm cố định, lau rửa hậu môn sạch sẽ, không rặn khi đi đại tiện, không ngồi xổm hoặc rặn mạnh.
- Tăng cường tập thể dục thể thao: Tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày, để thúc đẩy nhu động ruột và tăng cường lưu thông máu.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về vấn đề nguyên nhân đi ngoài ra máu. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám Thái Hà số 11 Thái Hà Đống Đa Hà Nội. Bạn có thể nhấp chuột vào nút 'Bác sĩ tư vấn' dưới đây để các chuyên gia phòng khám giải đáp.
Nguồn bài viết: http://benhtrithaiha.com