• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Nứt kẽ hậu môn là gì

Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tối ưu
Điểm trung bình: 5.4 / 10 ( 169 lượt đánh giá )

Bị nứt kẽ hậu môn là gì? Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện những vết nứt ở lớp niêm mạc của ống hậu môn, gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn mỗi khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hãy cùng phòng khám phụ khoa Thái hà tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả cũng như cách phòng ngừa bệnh để đảm bảo sức khỏe bản thân nhé!

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là gì

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết rách hoặc vết nứt ở lớp niêm mạc hậu môn, có thể kéo dài từ cửa hậu môn đến lớp lót trong ống hậu môn.

Hầu hết các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn đều gặp phải tình trạng máu đỏ trong phân và giấy vệ sinh, cảm giác đau trong và sau khi đi cầu.

Các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn.

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Ra máu hậu môn:

Máu đỏ tươi, thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu hoặc máu ra lẫn với phân. Đại tiện ra máu không nhiều như bệnh trĩ.

Đau:

Cảm giác đau như dao cứa khi đi đại tiện, khiến bệnh nhân sợ hãi và ám ảnh không dám đi vệ sinh. Tuy nhiên trì hoãn khi đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, cảm giác đau và ra máu dữ dội hơn.

Ngứa hậu môn:

Vết nứt hậu môn gây ra cảm giác râm ran ngứa, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, nếu bệnh nhân không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì cảm giác ngứa hậu môn sẽ gia tăng.

Nguyên nhân bị nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn

Táo bón là nguyên nhân chính gây ra nứt kẽ hậu môn. Đây là tình trạng phân cứng, gây khó khăn khi đi ngoài, khiến cho bệnh nhân phải rặn mỗi lần đi đại tiện, dẫn đến vết nứt hậu môn.

Ngoài ra, nguy cơ nứt kẽ hậu môn cũng cao hơn ở những đối tượng sau:

  • Mắc bệnh hậu môn trực tràng trước đó: Người bị bệnh Corhn, viêm loét đại tràng, viêm ruột… có nguy cơ bị nứt hậu môn cao hơn.
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn: Vùng da khu vực hậu môn không có khả năng co giãn tốt như âm đạo nên quan hệ tình dục qua hậu môn, đặc biệt là quan hệ thô bạo, rất dễ gây ra rách hậu môn.
  • Mang thai và sinh đẻ: Thai phụ trước và sau khi sinh con có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn và các bệnh hậu môn trực tràng khác.

Mối nguy hại của bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Thiếu máu: Nứt kẽ hậu môn gây chảy máu và dẫn đến thiếu máu. Cơ thể người thiếu máu luôn căng thẳng, mệt mỏi, da xanh xao, tụt huyết áp và dễ ngất xỉu…
  • Nhiễm trùng: Nứt kẽ hậu môn làm xuất hiện các vết nứt ở ống niêm mạc hậu môn, nếu người bệnh không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm trùng máu.
  • Biến chứng sang các bệnh hậu môn trực tràng khác: Nứt kẽ hậu môn nếu không điều trị, có nguy cơ chuyển sang apxe hậu môn, rò hậu môn…

Bệnh nứt hậu môn phải làm sao?

Bệnh nứt hậu môn phải làm sao

Nứt hậu môn có thể gặp ở mọi độ tuổi và giới tính nam nữ. Nhiều trường hợp bị nứt kẽ hậu môn thường tự lành trong vòng 6 tuần (nứt kẽ hậu môn cấp tính) mà không cần điều trị hoặc phẫu thuật, tuy nhiên, nếu tổn thương không lành lại mà kéo dài trên 6 tuần bệnh có xu hướng trở thành mãn tính (nứt kẽ hậu môn mãn tính).

Dưới đây là những lời khuyên cho bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn:

1. Đi khám bác sĩ

Nếu bạn bị nứt kẽ hậu môn kèm theo nhiều triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khác hoặc vết nứt hậu môn kéo dài trên 6 tuần (nứt kẽ mãn tính) thì nên đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ quan sát từ bên ngoài vết nứt hậu môn hoặc sử dụng ống nội soi kiểm tra bên trong ống hậu môn, trực tràng để kiểm tra bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc các bệnh hậu môn trực tràng nghiêm trọng hơn.

2. Điều trị nứt kẽ hậu môn

Có hai hướng điều trị nứt kẽ hậu môn, thuốc và can thiệp ngoại khoa:

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc

Thuốc điều trị giảm triệu chứng đau rát và khó chịu ở hậu môn. Trong trường hợp nứt kẽ hậu môn do táo bón thì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thêm thuốc nhuận tràng.

Thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn, có tác dụng làm giãn các mạch máu trong khu vực, tăng tốc độ phục hồi tổn thương. Thuốc mỡ có tác dụng giảm viêm xung quanh vết thương.

Can thiệp ngoại khoa chữa nứt kẽ hậu môn

Phẫu thuật rất cần thiết trong trường hợp bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mãn tính và không thể lành.

Phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần cơ hậu môn, giảm co thắt hậu môn. Đối với trẻ em bị nứt kẽ hậu môn, bác sĩ sẽ can thiệp trực tiếp vào vùng da có vết nứt kẽ hậu môn để giúp tổn thương nhanh lành.

Chữa nứt kẽ hậu môn tại phòng khám Thái Hà

Chữa nứt kẽ hậu môn

Điều trị nứt kẽ hậu môn tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng là rất cần thiết để bệnh nhanh lành. Phòng khám đa khoa Thái Hà là địa chỉ khám và điều trị nứt kẽ hậu môn cấp và mãn tính hiệu quả cho mọi người.

Bác sĩ phòng khám Thái Hà sẽ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh để tiến hành phương pháp điều trị phù hợp.

Ưu điểm khi điều trị nứt kẽ hậu môn tại phòng khám Thái Hà:

  • Phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong điều trị nứt kẽ hậu môn.
  • Trang thiết bị máy móc hiện đại trong thăm khám, giúp điều trị bệnh được hiệu quả.
  • Chi phí chữa nứt kẽ hậu môn hợp lý, thông báo và tư vấn đến bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị.
  • Thực hiện bảo mật thông tin, bảo đảm thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đều được giữ kín.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà, bệnh nhân cần lưu ý những thông tin sau:

  1. Ngăn chặn táo bón: Chế độ ăn giàu chất xơ bảo đảm phân luôn mềm để dễ dàng đi vệ sinh. Luôn nhớ ăn rau xanh và các loại hoa quả, uống nhiều nước.
  2. Không đại tiện lâu và đại tiện khi có nhu cầu: Không nên nhịn đi đại tiện, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện, phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.
  3. Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ táo bón và nứt kẽ hậu môn.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về bệnh nứt kẽ hậu môn, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang bị nứt kẽ hậu môn và băn khoăn không biết nứt hậu môn phải làm sao, hãy để lại tên và số điện thoại vào khung chát dưới đây để được bác sĩ tư vấn.

Nguồn bài viết: http://benhtrithaiha.com

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám