• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 01665115116

Triệu chứng bệnh trĩ nội

gộp acmgov

Các triệu chứng bệnh trĩ nội có hình ảnh chi tiết nhất
Điểm trung bình: 5.4 / 10 ( 141 lượt đánh giá )

Dấu hiệu bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết do không rõ ràng. Vậy những triệu chứng đó là gì? Làm sao để nhận biết được và điều trị bệnh trĩ nội một cách hiệu quả nhất?

Hãy cùng các bác sĩ tại phòng khám bệnh trĩ Thái Hà đi giải đáp những thắc mắc này trong nội dung bài viết dưới đây.

Giải đáp chi phí chữa bệnh trĩ hết bao tiền năm nay

Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội là tình trạng xuất hiện các búi trĩ bên trong ống hậu môn. Các búi trĩ này thực chất là các tĩnh mạch bị sưng phồng, xoắn lại với nhau, lúc đầu có kích thước nhỏ, sau phát triển ngày càng lớn và sa ra ngoài.

Quanh búi trĩ là lớp niêm mạc hậu môn, không chứa dây thần kinh cảm giác nên người bệnh không thấy đau đớn hay khó chịu. Chính vì vậy ngay ở giai đoạn đầu việc nhận biết bệnh là rất khó khăn.

Những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội

Triệu chứng bệnh trĩ nội

Có thể nhận những triệu chứng bệnh trĩ nội qua những đặc điểm sau:

Trĩ nội khiến tình trạng ra máu khi đi đại tiện nhiều hơn so với bệnh trĩ ngoạitrĩ hỗn hợp. Nguyên nhân là do búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, khi phân đi ra ngoài sẽ cọ sát vào những búi trĩ này gây xuất huyết, chảy máu. Máu sẽ dính vào phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Trường hợp máu chảy nhiều sẽ thành từng tia hoặc từng giọt lớn.

Đau rát hậu môn

Hậu môn thường xuyên đau rát, nhất là sau mỗi lần đại tiện do hậu môn chịu áp lực đẩy phân ra ngoài, gây tổn thương ống hậu môn.

Cảm giác đau rát hậu môn kéo dài nhiều giờ sau khi đại tiện khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu.

Ngoài ra khi bệnh trở nặng hậu môn có dấu hiệu sưng tấy, cảm giác đau đớn, ê ẩm vùng hậu môn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.

Hậu môn ẩm ướt

Khi bị trĩ nội, búi trĩ sẽ tiết thêm nhiều chất dịch nhầy khiến cho hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là sau mỗi lần đại tiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy, nhiễm trùng thậm chí hoại tử.

Chính các chất nhầy tiết ra nên người bệnh có cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn.

Sa búi trĩ

Các cấp đọ bệnh trĩ nội

Búi trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn, sau đó sẽ phát triển lớn dần và sa ra ngoài. Mức độ sa búi trĩ sẽ thay đổi theo từng cấp độ như sau:

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, có bề mặt là niêm mạc hậu môn, kích thước nhỏ và không bị sa ra ngoài, biểu hiện chảy máu sau khi đi đại tiện rất ít nên rất khó nhận biết. Hầu hết chỉ phát hiện ra nếu được nội soi hậu môn.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ phát triển lớn hơn, dễ bị sa ra ngoài mỗi khi đại tiện nhưng có thể tự co lên được mà không cần tác động ngoại lực. Lượng máu khi đi đại tiện cũng nhiều hơn, có thể kèm theo cảm giác đau, ngứa ngáy, khó chịu,...
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ dễ bị sa ra ngoài mỗi khi đại tiện, ngồi xổm, hắt hơi. Ban đầu búi trĩ có thể tự co lại nhưng ở giai đoạn nặng phải dùng tay đẩy thì mới có thể thụt vào trong được.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã rất to, gây chèn ép, sa nghẹt hậu môn, dù có dùng tay đẩy cũng không thể thụt vào trong được.

Ngoài ra tình trạng đại tiện ra máu liên tục còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, dễ cáu giận, stress...

Các cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ nội

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa trị khác nhau:

  • Đối với những trường hợp mới chớm bệnh việc chữa trị khá đơn giản, tiết kiệm thậm chí chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là bệnh có thể tự khỏi.
  • Thông thường bệnh trĩ nội giai đoạn 1, 2 thường được áp dụng các biện pháp chữa trị bằng thảo dược tự nhiên như chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, chữa bệnh trĩ bằng củ nghệ tươi, quả sung...Ngoài ra, kết hợp với việc xông và rửa hậu môn mỗi ngày sẽ giúp hậu môn sạch sẽ, khô ráo, búi trĩ nhanh lành và teo đi.
  • Trường hợp điều trị nội khoa bao gồm các biện pháp dùng thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn. Việc sử dụng như thế nào cần phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những biến chứng không đáng có.
  • Đối với những bệnh nhân búi trĩ đã lớn và lòi hẳn ra ngoài, không co thụt vào trong sẽ cần phải điều trị ngoại khoa phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.

Điều trị bệnh trĩ khỏi hẳn nhưng vẫn có thể tái phát trở lại nếu không được phòng tránh đúng cách. Do đó, thay đổi thói quen sống khoa học là cách tốt nhất để bệnh không quay trở lại, cũng như có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh trĩ nội.  Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà tại số 11 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội bằng cách gọi điện đến số 0365 115 116 – 0365 116 117 hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp.

Nguồn bài viết: http://benhtrithaiha.com

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám